THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
Tên hạt giống | Hạt giống ớt hiểm lai f1 |
Khối lượng/số hạt | 0.5g |
Tỷ lệ nảy mầm | ≥ 80 % |
Thời vụ trồng | Quanh năm |
Thời gian thu hoạch | Sau 65 – 70 ngày trồng |
Đơn vị sản xuất | Việt Á |
Chủng loại hạt | Rau củ quả |
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Chuẩn bị làm đất
Ớt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.
- Gieo hạt
Để hạt nẩy mầm tốt, trước khi gieo nên xử lý hạt bằng cách ngâm hạt giống ớt chỉ thiên vào trong nước muối pha loãng với nồng độ 0,1% (tức là cứ 1 lít nước pha vào 1 gr muối).
- Ngâm khoảng 3-4 tiếng (Pha 2 sôi 3 lạnh)
- Vớt hạt ra, đãi sạch, để ráo nước rồi bọc lại trong một khăn vải (khăn vải ẩm)
- Ủ hạt trong khăn vải(khăn vải phải ẩm để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm) đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
- Tưới đủ ẩm cho cây và thường xuyên kiểm tra bắt diệt, kiến, dế.
- Luống ươm phải để theo hướng có đủ nắng, nếu không cây giống sẽ yếu ớt.
- Sau khi cây giống có được 4, 5 lá thật thì đưa bầu giống ra trồng.
Khoảng cách trồng
– mật độ:
+ Vào mùa khô: hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m,
hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung
bình từ 1.700 – 1.900 cây/1.000m2.
+ Vào mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây
cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m2.
- Tưới nước
Giai đoạn đầu tưới nước đủ ẩm, ớt cần nhiều nước khi ra hoa rộ, đậu trái. Nếu trồng trên chân đất lúa thì tưới thấm là tốt nhất, có thể tưới từ 3 – 5 ngày/lần. Mùa mưa cần thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu ngày, dễ bị bệnh hại.
Nên tưới nước cho cây ớt từ 1 đến 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát, nhất là vào mùa nắng. Vào mùa mưa, phải đảm bảo chậu trồng thoát nước tốt, tránh làm cây bị ngập úng.
Chú ý:
Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.
- Bón phân
Bạn có thể bón phân hữu cơ mỗi tháng 1 lần hoặc bón vào 3 thời điểm quan trọng sau: lúc cây hồi xanh, trước khi cây ớt ra hoa và sau khi thu hoạch lứa đầu.
- Chăm sóc
Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân nhánh để ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc trời nắng, ráo để tránh lây nhiểm bệnh cho ớt.
Làm giàn cho cây ớt chỉ thiên:
· Giàn được làm bằng cây hay dây ni-lông, giàn giữ cho cây đứng vững. dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế sâu bệnh hại.
· Mỗi hàng Ớt cắm 2 trụ cây lớn 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
Phòng bệnh
Bọ Trĩ: Sống tập trung trong đọt non, mặt dưới lá non. Dùng các loại thuốc để phòng trị: Regent, Confidor, Admire…
Bọ Phấn trắng, Sâu ăn tạp: Dùng thuốc Decis, Confidor, Abate, …
Bệnh héo cây con: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn vườn ươm, cây con mới trồng. Ớt bị bệnh sẽ thối rễ, cây chết hàng loạt. dùng các loại thuốc như: Validacin, Aliete, Ridomil, Anvil, Roral…đẻ phòng trị.
Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại, chủ yếu vào giai đoạn mang trái, cây thường bị héo vào buổi trưa, tươi lại vào buổi chiều. Với bệnh này cần phải nhỏ bỏ cây bị bệnh tiêu hủy, rải vôi bột, phun thuốc: New Kasuran, Copper Zin, Staner,… có thể phun ngừa bằng thuốc Kasumin, Copper B…
Bệnh thán thư (Nổ trái): bệnh gây hại trên trái, lá thân và hoa, gây thiệt hại nặng cho năng suất. Có thể sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị: Antracol, Ridomil, Mancozeb, Nativo, Score…
Hãy là người đầu tiên đánh giá “ỚT HIỂM LAI F1”