MÔ TẢ SẢN PHẨM
- Cà tím là một trong những loại rau củ chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Tác dụng của cà tím có thể kể đến là: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cà tím có chứa kali, vitamin C và vitamin B6 là những chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cà tím ruột xanh là cây sinh trưởng và phát triển mạnh, tán to, nhiều nhánh. Trái màu tím nâu, ruột xanh, đường kính 4 – 5cm, chiều dài trái 25–28cm, ít hạt và ăn rất ngon.
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1. Chuẩn bị làm đất
- Chuẩn bị đất ươm hạt giống: Trộn đất tơi xốp với phân mùn hữu cơ sau đó cho vào bầu nilon chuyên dùng ươm hạt giống.
- Tạo hốc trồng cây, mỗi hốc cách nhau khoảng 15-20cm là được. sau đó sử dụng phân bón lót là phân lân và phân kali trộn đều rồi cho vào trộn đều với đất ở mỗi hốc.
2. Gieo hạt
- Do đặc tính vỏ hạt khá cứng nên trước khi gieo trồng hạt giống cà tím cần ngâm hạt giống trong nước lạnh khoảng 1 ngày sau đó cho vào nước ấm ngâm tiếp 1 giờ đồng hồ nữa để làm cho vỏ hạt mềm ra và dễ nảy mầm hơn
- Dùng ngón tay hoặc cây nhỏ tạo 1 lỗ nhỏ trong bầu đất sâu 1cm sau đó cho hạt giống cà tím vào và phủ lớp đất mỏng lên, tưới nước cho đất ẩm, không nên tưới nhiều nước. Sau khoảng 25-30 ngày là cây có khoảng 4-5 lá là có thể đem trồng.
- Cho từng cây giống cà tím vào hốc đất, để vuông góc với mặt đất và vùi đất vào gốc.
3. Tưới nước
- Thời gian đầu nên giữ ẩm cho đất thật tốt để cây con dễ phát triển nhưng cũng không được tưới quá nhiều nước làm cho cây con úng rễ, chết cây.
4. Bón phân
- Để đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt, ra nhiều quả cần sử dụng các loại phân bón thúc chia đều trong quá trình phát triển và ra hoa kết trái.
- Sử dụng phân chuồng ủ hữu cơ, vi sinh, phân NPK, ure, kali… bón thúc trước và sau khi có quả, sau mỗi đợt thu hoạch cần bón thúc để giúp cây ra sai quả cho đợt sau và thu hoạch được nhiều lứa hơn.
5. Chăm sóc cây cà tím
- Khi cây bắt đầu phát triển cành và nhánh thì cần làm giàn để sau này cây phát triển và ra quả sẽ không bị đổ. Khi cây bắt đầu ra hoa thì cần đảm bảo gốc cây không bị khô, nếu không tỷ lệ đậu quả không cao. Cần cắt tỉa ngọn vào thời gian hợp lý để cây ra nhiều nhánh, ra nhiều quả hơn.
6. Phòng bệnh ở cây cà tím
- Cũng cần chú ý đến sâu bệnh của cây cà tím, ít thì có thể tự tay bắt sâu cho cây, loại những lá cây đang bị sâu bệnh, nếu bị bệnh hại nặng thì cần sử dụng thuốc trừ sâu bệnh để trừ bệnh cho cây.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG CÀ TÍM 1G”