MÔ TẢ SẢN PHẨM
Cà rốt là một trong những loại rau củ chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Tác dụng của cà rốt có thể kể đến là: Cà rốt chứa nhiều chất phytochemical được nghiên cứu sâu về đặc tính chống ung thư, thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ung thư. Các nghiên cứu cho thấy nước ép cà rốt cũng có thể giúp bạn chống lại bệnh bạch cầu. Cà rốt có chứa vitamin A nên rất cần thiết cho đôi mắt của bạn. Hạt giống cà rốt kuroda cao sản là một loại hạt giống có nhiều ưu điểm như: Kháng bệnh tốt, năng suất cao, độ đồng đều củ cao, không rỗng ruột, chậm trổ bông, củ suông dài 18 – 22cm, đường kính 3 – 4,5cm
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1.Chuẩn bị làm đất
- Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất bãi phù sa ven sông.
- Đất trồng cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư thực vật.
- Lên luống rộng 1 – 1, 2 m, cao 30 – 40 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm.
2. Gieo hạt
- Cà rốt là cây ăn củ nên gieo hạt trực tiếp mà không nhổ cây đem trồng.
- Ngâm ủ hạt 6 – 8 h trong nước ấm, sau đó rửa sạch (vò cho gãy hết lông cứng) đem ủ trong khăn ẩm, khi hạt nảy mầm thì đem gieo.
- Gieo hạt cách hạt 5 cm, hàng cách hàng 20 cm. Sau khi gieo lấp 1 lớp đất mỏng lên trên để phủ kín hạt. Sau khi cây mọc đều thì tỉa bớt cây xấu, đảm bảo mật độ cây cách cây 10 cm.
3. Tưới nước
- Sau gieo mỗi ngày tưới 1 lần. Khi cây đã mọc đều cần thường xuyên giữ ẩm cho cây nhất là thời kì hình thành củ.
4. Bón phân
- Lượng phân bón cho 1 sào BB: 300 – 500 kg phân chuồng hoai mục, 15 – 20 kg supe lân, 20 kg ure, 30 kg kali.
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng và supe lân, 10 – 12 kg ure, 15 – 18 kg kali.
- Bón thúc:
+ Lần 1: sau khi tỉa định cây.
+ Lần 2: khi cây bắt đầu phát triển củ.
5. Chăm sóc cây cà rốt
- Tỉa cây: khi cây được 5 – 7 cm, tiến hành tỉa thưa đảm bảo mật độ cây cách cây 8 – 10 cm.
- Xới xáo và vun luống:
+ Lần 1: sau khi tỉa định cây, làm cỏ, xới xáo và vun nhẹ nhằm giúp cây ăn sâu xuống hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển củ sau này.
+ Lần 2: khi cây bắt đầu phát triển củ. Vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp củ không bị xanh đầu do tiếp xúc với ánh sáng.
6. Phòng bệnh ở cây cà rốt
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ.
- Một số sâu bệnh thường gặp: sâu vẽ bùa, sâu xám, sâu khoang, rệp,… bệnh lở cổ rễ, thối gốc mốc sương, thối khô củ, thối ướt thân, củ.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG CÀ RỐT 5G”