MÔ TẢ SẢN PHẨM
- Mướp đắng là loại cây thân leo, thuộc họ bầu bí thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Loại quả này có vị khá đắng, hình dáng quả thon dài, và sần sùi, thịt thì dày. Khi trồng thì cho năng suất khá cao, nhiều quả. Người ta thường chế biến quả mướp đắng thành những món ăn khác như xào với trứng, thịt bằm, hoặc là dùng để nước ép trái cây,…
- Loại quả này có rất nhiều công dụng, đó chính là phòng chống bệnh ung thư, thanh mát, làm giảm đi lượng đường huyết có trong cơ thể,… và rất nhiều công dụng khác nữa. Nếu bạn muốn tự tay trồng loại quả này thì hãy để chúng tôi hướng dẫn cho bạn cách gieo hạt giống mướp đắng cũng như cách chăm sóc nhé.
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Chuẩn bị làm đất
Đất trồng: đất thích hợp để trồng là đất thịt pha cát, đất mùn tơi xốp. Trước khi tiến hành gieo trồng thì làm đất cho kỹ càng, nhặt sạch cỏ để tạo cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Khi làm đất bạn phải trộn thêm cả phân chuồng đã ủ mục để tăng thành phần dinh dưỡng cho đất. Dưỡng thể ủ hạt gồm phân trùn hoặc đất tribat, đất tơi, mùn dừa trộn đều…
- Gieo hạt
Trước khi đem hạt giống mướp đắng thì bạn phải tiến hành ngâm qua nước ấm rồi đem ủ qua đêm cho hạt nhanh nứt ra. Khi được rồi thì bạn đem hạt để đi gieo. Nên gieo khoảng cách giữa các hố là 20 – 25 cm, mỗi hố thì gieo khoảng 2, 3 hạt. Sau khi gieo xong thì tiến hành tưới ẩm cho đất, dùng bạt để che kín cho hạt nhanh nảy mầm.
- Tưới nước
Mướp đắng là cây ưa nước nên bạn phải tưới nước hàng ngày, nhưng không được tưới quá nhiều cây sẽ ngập úng và chết.
Khi cây mướp đắng bắt đầu leo lên giàn, cần thường xuyên tưới nước cho cây. Mỗi ngày nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới tối muộn vì dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
- Bón phân
Sau khi trồng, khi cây được 4-5 lá thì bón thúc cho cây ít phân chuồng hoai mục để cây phát triển cành non và lá.
Khi cây mướp đắng sắp ra hoa bạn vừa bón lót phân bón, vừa tiến hành tỉa bớt lá để cây tập trung nuôi hoa và quả.
Đến giai đoạn cây bắt đầu ra quả, bạn bón thêm phân chuồng hoai mục cộng thêm đạm và kali. Nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây ra nhiều quả và thời gian ra quả kéo dài. Đồng thời tỉa bớt lá ở gần các quả non để quả tiếp xúc được với ánh nắng và lớn nhanh hơn.
Sau khi thu hoạch 2, 3 đợt quả, cây sẽ có dấu hiệu chững lại, lá cằn, không mọc nhiều nhánh mới. Lúc này, ta bón thúc bằng phân hữu cơ, phân cá…
- Chăm sóc
– Khi cây nảy mầm thì hãy bón lót cho cây, bạn có thẻ tận dùng nguồn phân chuồng đã được ủ hoai hoặc phân xanh. Bạn có thể thêm tro trấu để giúp cho cây sinh trưởng và phát nhanh chóng.
– 2 tuần sau thì bạn tiến hành bón thúc cho cây để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể bón thêm phân vi sinh để không gây độc hại cho cây.
- Sâu bệnh
Trong khi cây sinh trưởng và phát triển thì bạn cần làm giàn mướp đắng để giữ quả không bị gió ảnh hưởng, quả sạch. Tiến hành bắt sâu, loại bỏ những lá bị bệnh để không bị lây lan ra ngoài. Không chỉ vậy, bạn nên thăm đồng thường xuyên để nhanh chóng phát hiện phát hiện sâu bệnh để kịp thời chữa trị.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG MƯỚP ĐẮNG 2G”