MÔ TẢ SẢN PHẨM
- Lặc lè có “xuất thân” từ vùng núi Tây Bắc, nhưng nhiều năm trở lại đây thì nó đã dần phổ biến hơn ở cả các tỉnh miền xuôi. Hình dáng của quả lặc lè có phần thân tròn trịa, vỏ ngoài là sọc xanh trắng gần giống với dưa gang. Khi ăn mang đến hương vị thơm ngon, ngọt mát nên rất dễ kết hợp trong các bữa cơm gia đình hàng ngày. Với hàm lượng vitamin dồi dào, lặc lè sẽ giữ cho làn da của bạn luôn trẻ khỏe và ngăn chặn các tác nhân gây hại từ ánh nắng cũng như môi trường bên ngoài. Trong lặc lè cũng chứa rất nhiều chất xơ nên cực tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Thêm nữa, khi ăn lặc lè, bạn sẽ giảm được nguy cơ táo bón, đầy hơi và chữa lành các vết loét dạ dày tá tràng.
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1.Chuẩn bị làm đất
Cây lặc lè thích hợp với đất cát pha để thoát nước. Khi làm đất bạn phải trộn thêm cả phân chuồng đã ủ mục để tăng thành phần dinh dưỡng cho đất. Dưỡng thể ủ hạt gồm phân trùn hoặc đất tribat, đất tơi, mùn dừa trộn đều…
2. Gieo hạt
- Ngâm hạt giống lặc lè Đặc điểm của hạt giống lặc lè là có lớp vỏ rất cứng . Vì vậy trước khi gieo cần ngâm nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 4 tiếng, cho hạt trương lên và lớp vỏ hạt mềm ra dễ nảy mầm hơn. Sau đó bạn tiếp tục đem ủ hạt giống vào khăn ẩm để qua đêm. Khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo xuống đất.
- Bạn có thể gieo trực tiếp hạt giống xuống đất hoặc gieo ươm hạt trong khay hoặc túi bầu. Khi thành cây con mới trồng sang chậu đã được chuẩn bị sẵn. Đặt khay ủ ở nơi mát, tưới nước hằng ngày và giữ ẩm cho đến khi cây con được 2 lá thì đem ra trồng. Bạn cần chú ý che chắn cây con cẩn thận, tránh bị sâu, chuột phá hoại và luôn giữ cho đất luôn ẩm để cây nhanh nảy mầm.
- Khi cây con đã cứng cáp, được hai lá thì bạn đem cây trồng trong chậu đã chuẩn bị trước. Đặt cây lên trên và nhẹ nhàng lấp đất lại. Bạn cần ấn chặt đất ở gốc cây cho cây không bị đổ. Sau đó tưới nước và để cây vào chỗ mát, che chắn, bảo vệ cây để tránh chuột phá hoại.
3. Tưới nước
- Lặc lè là cây ưa nước nên bạn phải tưới nước hàng ngày, nhưng không được tưới quá nhiều cây sẽ ngập úng và chết.
- Khi cây lặc lày bắt đầu leo lên giàn, cần thường xuyên tưới nước cho cây. Mỗi ngày nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới tối muộn vì dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
4. Bón phân
- Sau khi trồng, khi cây được 4-5 lá thì bón thúc cho cây ít phân chuồng hoai mục để cây phát triển cành non và lá.
- Khi cây lặc lè sắp ra hoa bạn vừa bón lót phân bón, vừa tiến hành tỉa bớt lá để cây tập trung nuôi hoa và quả.
- Đến giai đoạn cây bắt đầu ra quả, bạn bón thêm phân chuồng hoai mục cộng thêm đạm và kali. Nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây ra nhiều quả và thời gian ra quả kéo dài. Đồng thời tỉa bớt lá ở gần các quả non để quả tiếp xúc được với ánh nắng và lớn nhanh hơn.
- Sau khi thu hoạch 2, 3 đợt quả, cây sẽ có dấu hiệu chững lại, lá cằn, không mọc nhiều nhánh mới. Lúc này, ta bón thúc bằng phân hữu cơ, phân cá…
5. Chăm sóc
- Làm giàn lặc lày Khi cây được 3 tuần, cây đạt chiều cao 40 cm và ra nhiều chồi mới là lúc bạn nên làm giàn cho chúng leo. Làm giàn nên làm giãn vững chãi, như vậy sẽ cho nhiều quả hơn và tiện cho việc thu hoạch. Chọn ra khoảng 4 cây mọc khỏe nhất làm cây chính cho leo giàn. Một giàn chỉ cần từ 3 đến 4 cây là đủ.
- Để cây có nhiều trái, nên tiến hành biện pháp thụ phấn nhân tạo, Dùng tay ngắt những bông hoa cái ấn nhẹ phần phấn vào bầu noãn của bông hoa cái. Như thế sau này bông hoa đó sẽ chắc chắn ra quả. Sau khi thụ phấn, hoa cái sẽ héo và tàn dần. Từ phần cuống hoa sẽ thấy phồng to lên, đó là lúc quả phát triển. Lúc này, bạn nên tỉa bớt lá non để có nhiều ánh sáng cho quả phát triển.
- Hái tỉa bớt thân lá để sử dụng. Sau khoảng 20 đến 30 ngày phải giâm cành lại, sau mỗi lần thu hoạch cần pha loãng phân với nước như trên để tưới cho rau.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG LẶC LÈ 2G”