MÔ TẢ SẢN PHẨM
- Bắp ngọt là một trong những loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao mà điển hình là năng lượng giúp cơ thể hoạt động tốt hơn mỗi ngày. Bạn hoàn toàn có thể dùng bắp ngọt trong các bữa ăn sáng của mình vì nó có chứa tinh bột nên không chỉ giúp cơ thể chống đói mà còn góp phần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu.
- Với hàm lượng chất xơ cao trong trái bắp ngọt, góp phần ổn định hệ tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn gấp nhiều lần bình thường. Lượng vitamin trong ngô ngọt góp phần vào quá trình đẩy lùi các triệu trứng của bệnh mất trí nhớ, có lợi cho hệ thống thần kinh của chúng ta. Ngoài ra ngô ngọt còn giúp giảm thiểu tình trạng mất trí nhớ, góp phần đẩy lùi các tế bào gây ung thư, giúp các chị em sau sinh bổ máu, giảm đau nhức ở người lớn tuổi.
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1.Chuẩn bị làm đất
Ngô ngọt có khả năng thích nghi rộng, đất càng màu mỡ càng cho năng suất cao. Chỉ cần chọn đất không bị ngập úng, gần nguồn nước để có thể chủ động cung cấp đầy đủ nước trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Đất trồng ngô ngọt yêu cầu cày sâu 18-20cm, làm sạch cỏ, bừa phẳng, lên luống.
2. Gieo hạt
- Có thể gieo hạt ngô ngọt trực tiếp xuống đất mà không cần ngâm ủ. Gieo hạt sâu 2-2,5cm. Sau khi gieo phải tưới nước thật ẩm cho đến khi hạt nảy mầm mới tưới lại. Chỉ cần gieo 1 hốc 1 hạt. Chú ý đề phòng kiến… Có nơi người ta ủ hạt trong khăn bông ẩm, đợi hạt nảy mầm mới đem ra trồng. Nhưng qua kinh nghiệm thực tế thì phương pháp ủ hạt trong cát ẩm là tốt nhất. Giống ngô ngọt nảy mầm chậm, có hạt 4-5 ngày mới nảy mầm, chỉ khi nào bóp thấy hạt đã thối nhũn mới bỏ đi. Để đảm bảo mật độ cần gieo 5% lượng giống dự phòng, nên gieo trước 1 ngày.
- Cây cách cây 28 – 30cm, hàng cách hàng 70cm, mỗi lỗ gieo 1 hạt, lượng hạt giống cần cho 1 ha là 5 – 6 kg.
3.Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với ngô ngọt. Thời kỳ gieo hạt độ ẩm tốt nhất là 50%. Khi cây 3-4 lá cần tưới nước để giữ độ ẩm cho cây, có thể kết hợp pha loãng phân để tưới. Lúc cây 7-8 lá tưới nước đủ độ ẩm 70%. Chú ý khi ngô ngọt giai đoạn xoắn loa kèn, giai đoạn này bón thúc lần cuối, vun cao và tiến hành tưới nước. Nếu thời tiết này tưới nước bảo đảm đủ độ ẩm, năng suất có thể tăng từ 15-20%.
4.Bón phân
- Số lượng phân bón dùng cho 1ha vào khoảng 5 – 10 tấn phân chuồng hoặc có thể thay thế bằng các loại phân hữu cơ sinh học hay hữu cơ vi sinh theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra cần bón thêm 250 – 300 kg urê, 400 – 450 kg super lân, 120 – 200 kg KCL.
- Cách bón phân: Tùy theo độ phì nhiêu của đất và tình trạng sinh trưởng của cây mà tăng giảm lượng phân cho hợp lý. Cụ thể:
– Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân.
– Bón thúc lần 1 (10 – 15 ngày sau khi gieo): 50 – 70 kg urê + 30 – 50 kg KCL. Rải phân cách gốc 5 – 10 cm rồi lấp phân.
– Bón thúc lần 2 (25 – 30 ngày sau khi gieo): 100 – 120 kg urê + 80 – 100 kg KCL. Rải phân cách gốc 15 – 20 cm rồi vun gốc lấp phân.
– Bón thúc lần 3 (45 – 48 ngày sau khi gieo): 80 – 10 kg urê + 60 – 80 kg KCL. Rải phân cách gốc 20 – 25 cm rồi vun gốc lấp phân.
5 .Chăm sóc
- Ngô ngọt thường phát sinh nhiều chồi phụ, để đảm bảo chất lượng bắp thương phẩm, khoảng 3 tuần sau khi trồng bắt buộc phải tiến hành tỉa chồi. Khi dùng tay bẻ chồi phải cẩn thận để không ảnh hưởng đến thân bắp.
- Ngô ngọt thường có 1 bắp chính và nhiều bắp phụ, do vậy cần tỉa bắp phụ để mỗi cây 1 bắp ở đốt cao nhất.
6. Phòng bệnh
- Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên làm sạch cỏ, tưới nước đầy đủ, thoát nước để tránh ngập úng trong mùa mưa. Khi bắp phun râu được 3 – 5 ngày thì nhặt bỏ các trái phía dưới, chỉ chừa 1 trái ở vị trí cao nhất.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu đục thân: Phun Basudin hoặc Regent. Có thể rải Basudin hoặc Regent dạng hạt vào loa kèn lúc cây có 7 – 8 lá và trước khi bắp trổ cờ. Mỗi cây rải 3 – 4 hạt.
+ Sâu đục trái: Phun thuốc Vitako.
+ Bệnh đốm lá: Phòng trị bằng Maneb, Tilt super…
+ Bệnh đốm vằn: Phòng trị bằng Tilt Super, Anvil, Ridomil gold.
+ Bệnh gỉ sắt: Phòng trị bằng Zineb, Maneb, Zincopper.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG NGÔ NGỌT ĐƯỜNG 50G”