MÔ TẢ SẢN PHẨM
- Ở Việt Nam, củ cải trắng được sử dụng như một loại rau củ, còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
- Củ cải trắng có tác dụng giảm đau hiệu quả, hỗ trợ chức năng gan, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tốt cho não bộ, phòng chống ung thư, phòng chống thiếu máu, chống lão hóa cho da, ngăn ngừa vi rút, giảm béo.
- Củ cái trắng Hà Nội cao sản là giống có đặc tính: kháng bệnh tốt, năng suất cao, độ đồng đều cây rất cao, không rỗng ruột, chậm trổ bông, củ dài TB 15 – 18cm, thường được sử dụng để muối dưa.
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Trồng để muối dưa 25 – 35 ngày tùy từng thời vụ, lấy củ 45 – 55 ngày.
1.Chuẩn bị làm đất
- Cải củ thường được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng. Chọn đất trồng là đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn hoặc đất phù sa, thoát nước tốt (cây củ cải trắng trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn), cách ly khu vực có chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng.
- Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá. Lên luống: mặt luống rộng 1,2-1,5 m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15-20 cm đối với vụ thu đông.
2.Gieo hạt
- Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1-2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 25-30 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75-80%) để hạt nảy mầm tốt.
3. Tưới nước
Cây củ cải trắng ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.
4. Bón phân
- Trồng củ cải trắng bón phân lót là chính. Bón lót 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 40% phân kali.
- Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1-2 ngày. Bà con cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều P2O5) để bón lót thay cho phân đơn.
– Bón thúc lần 1:
- Khi cây có 2-3 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất, rồi bón thúc. Lượng bón: 20% đạm + 20% kali.
- Cách bón: hoà tan phân với nước rồi tưới đều lên mặt luống.
– Bón thúc lần 2:
- Sau lần 1 khoảng 5-7 ngày, tỉa cây để lại khoảng cách cây cách cây 15-20 cm, sau đó tiến hành bón phân thúc (30% đạm +20% kali).
- Rắc đều phân lên mặt luống rồi tưới nước rửa để không cho phân dính vào lá cây.
– Bón thúc lần 3:
- Khi củ đang sinh trưởng mạnh (củ to bằng ngón tay cái), bón hết lượng phân còn lại. Cách bón như lần 2.
Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch.
5. Chăm sóc
Cây củ cải trắng có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã.
Để cây củ cải trắng có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp cới cá lần bón thúc cho cây.
Nếu đất bí dí, có thế xới phá váng rồi vun. Khi xới phải nhẹ, nông tay, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết.
6. Phòng bệnh
Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây cải củ, cần chú ý: Không nên gieo 2- 3 đợt Củ cải trắng và các cây họ cải khác liên tục trên cùng một diện tích; Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới để phòng trừ; Nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly thuốc dùng đúng hướng dẫn trên bao bì gói thuốc.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG CỦ CẢI HÀ NỘI 50G”