MÔ TẢ SẢN PHẨM
- Dưa lưới (Cucumis melo L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình ôval hoặc tròn, da quả màu xanh, khi chín vỏ màu xanh hoặc vàng, có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa lưới thường màu vàng cam.
- Dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1.5 kg đến 3.5 kg.
- Dưa lưới Kim Vương là giống cây sinh trưởng khoẻ, kháng bệnh rất tốt, quả nặng trung bình từ 2 – 3 kg độ đường từ 14 – 16.5%. Ăn rất giòn và thơm. Thời gian thu hoạch sau 65 – 70 ngày trồng.
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1. Chuẩn bị làm đất
Đủ đầy thành phần tạo độ tơi xốp: trấu hun, mụn dừa, mùn hữu cơ,…Giàu dinh dưỡng dễ tiêu với: phân trùn quế, phân gà,.. không cần bón phân suốt 2 tháng đầu. Sạch mầm bệnh nhờ hệ vsv đối kháng dồi dào, giúp hạn chế nấm bệnh trong đất suốt quá trình dưa lưới sinh trưởng. Bạn nên pha thêm chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma tưới lên bề mặt giá thể.
2. Gieo hạt
- Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) từ 4 – 6 tiếng. Sau đó, dùng vải có khả năng giữ ẩm tốt để ủ hạt.
- Sau 24h ủ, hạt bắt đầu nứt nanh thì tiến hành cho vào bầu ươm.
- Sau đó, phủ một lớp mỏng đất đã chuẩn bị, để nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm.
- Sau 2 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm.
- Sau 8 – 10 ngày, cây bắt đầu cho 2 lá thật thì đem trồng.
- Lưu ý: Từ lúc hạt nảy mầm, chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Nếu tưới quá nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.
- Sau khi cây phát triển từ 2 – 3 lá thật, tiến hành trồng vào chậu lớn đã chuẩn bị trước đó. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.
- Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất và nén cho chặt gốc. Luôn tưới giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.
- Lưu ý:
Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ bằng rơm hoặc tạo bóng râm trong tuần đầu tiên để cây con hồi sức.
3. Tưới nước
– Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm cho đất trồng khoảng 0,5 – 0,7l/cây/ngày.
– Khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.
– Đối với trồng dưa lưới trong thùng xốp, cần đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ngập úng, thối rễ và chết cây.
– Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.
4. Bón phân
- Giai đoạn đầu cần nhiều đạm, giai đoạn tạo hoa trái cần nhiều lân và sắp thu hoạch cần nhiều kali. Cụ thể:
- Phân bón NPK là lựa chọn của nhiều người để dưa lưới cho trái chất lượng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai mục, phân chuối ủ, đạm cá, phân dơi, rong biển, nước vo gạo… để bổ sung dinh dưỡng cho cây và tăng độ ngọt tự nhiên cho quả. Đặc biệt, phân bón hữu cơ là lựa chọn hoàn hảo của bạn có sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
- Phân trùn quế tiến hành bón vào 7NST, bón thường xuyên mỗi tuần/lần đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì ngưng.
- Phân đạm cá pha loãng, tưới thường xuyên 7 – 10 ngày/lần, từ 10NST đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì ngưng.
- Khoảng 20NST cần bón tăng lượng kali nhiều hơn đạm bằng phân dịch chuối, bón hàng tuần cho quả phát triển tốt nhất.
- Đến khi cây được 30NST thì tăng kali đậm hơn, bón cách ngày để giúp quả tăng độ ngọt tự nhiên.
5. Chăm sóc
- Làm giàn
– Khi cây có 5 – 6 lá thật thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới.
– Có thể đóng cọc hoặc dùng dây nilong buộc nhẹ vào giàn lưới.
– Dưa lưới có quả to, nặng nên chú ý đến việc treo quả và tránh để quả làm gãy thân.
- Cắt tỉa, thụ phấn
– Khi cây có 5 – 6 lá thật cần tiến hành cắt tỉa hết các nhánh lẻ, chỉ giữ lại nhánh lẻ khi cây phát triển đến lá thứ 8.
– Trong vòng 3 – 5 ngày sau khi ra hoa, cần tiến hành thụ phấn để đạt chất lượng cao nhất. Nếu số lượng ít có thể thụ phấn thủ công bằng tay bằng cách lấy hoa đực vặt cánh, xoay đều xung quanh nhụy hoa cái. Sợ không đủ phấn thì có thể dùng 2 – 3 hoa đực/1 cái.
– Lưu ý tránh cầm nắm hoa cái (xước, gãy). Nếu vườn quá nhiều nên nhờ sự trợ giúp thụ phấn từ ong. Trong giai đoạn chuẩn bị thụ và thụ phấn không nên phun lá.
– Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì tiến hành ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.
Lưu ý: Nếu có quá nhiều hoa đậu quả, nên ngắt bớt chỉ chừa lại khoảng 2-3 quả/cây để cây tập trung nuôi quả. Tránh việc nuôi trái quá nhiều làm giảm năng suất cũng như chất lượng trái.
6. Phòng bệnh
- Giai đoạn cây 3 – 4 lá thật phun thuốc ngừa bọ trĩ 1 lần (pha 70% theo liều hướng dẫn trên bao bì khi chưa phát hiện bệnh)
- Dùng các loại bẫy pheromone để dẫn dụ ruồi vàng, nên để cách xa khu vực trồng 2 – 3m, tránh để ngay trên cây.
- Khi cây tầm 10 lá thì phun Bihoper ngừa sâu và bọ trĩ tiếp 1 lần ( vẫn pha 70% liều dùng để ngừa nếu chưa phát hiện sâu bệnh)
- Phun vi sinh Emnia – P ngừa nấm bệnh định kỳ 5 ngày/lần từ lúc trồng cây con, liều lượng 10ml/l nước
- Phun vi sinh đối kháng Trichoderma để ngừa bệnh héo xanh cho cây, tưới lần 1 khi cây được 6 – 7 lá thật và lần 2 lúc trái bắt đầu tạo lưới.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI KIM VƯƠNG 10 HẠT”