MÔ TẢ SẢN PHẨM
- Đậu đũa là loại rau ăn quả phổ biến ở thị trường Châu Á, thuộc nhóm cây thân leo, có thể trồng quanh năm. Đậu đũa là cây thân leo hàng năm, thường được trồng để lấy trái làm thực phẩm. Quả đậu đũa xanh dài 35 cm đến 75 cm, thường được chế biến tương tự đậu cove. Đậu đũa thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và nam Trung Quốc.
- Đậu đũa thường ra từng cặp trái. Hoa thường có màu từ trắng đến tím, quả thường có màu xanh nhạt đến xanh đậm và màu tím đến tím đậm. Hạt có màu trắng đến tím, nâu, đỏ tùy theo giống. Đặc tính giống: Kháng bệnh tốt, thích nghi nhiều vùng khí hậu, quả dài từ 75 – 85cm, màu quả xanh trung bình, đường kính quả 0,55 – 0,6cm, ăn ngon ngọt, dạng dây leo, ít lá, trái nhiều, rất dễ chăm sóc, năng suất rất cao
THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Chuẩn bị làm đất
Đậu đũa có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt, giàu mùn và có độ pH từ 6-7. Cây ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25-35 độ C… Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…
- Gieo hạt
Hạt giống trước khi đem gieo bạn nên ngâm nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C trong vòng 4 tiếng sau đó vớt ra và ủ vào khăn ẩm cho nứt nanh rồi mới đem gieo vào khay. Bạn có thể bỏ qua bước ngâm ủ hạt và gieo trực tiếp. Tuy nhiên, như vậy tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn. Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm. Sau khi gieo hạt, lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 1cm. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
– Sau khi cây con đạt chiều cao vào khoảng 10 – 15cm, lá thật lúc này đã ra nhiều nên bạn cần chuẩn bị để chuyển nhà cho chúng sang nơi ở mới rộng rãi hơn. Lúc này, bạn hãy chọn ra những cây khỏe mạnh nhất và giữ lại trồng. Đồng thời loai bỏ những cây con còi cọc, kém phát triển.
- Tưới nước
Tưới nước cho rau mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
- Bón phân
Bón lần 1 từ khi cây cong non, lần 2 từ khi cây bắt đầu bám giàn và lần 3 từ khi cây ra hoa và cho quả. Chỉ nên dung các loại phân đạm và kali thông thường để bón cho cây đậu đũa theo liều lượng nhất định. tránh bón nhiều sẽ gây sót cây.
- Chăm sóc
Khi cây cao được khoảng 15-20cm thì tiến hành làm giàn cho cây. Làm giàn tương tự như đậu cove.
Khi cây bắt đầu vươn cao, tiến hành cắm giàn theo kiểu chữ A hoặc chữ X cho đậu leo (mỗi một hốc cắm một cây dóc dài khoảng 1,8-2m.
– Việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị giàn leo cho đậu đũa, loại cây trồng này thuộc thân leo nên sau khi nảy mầm cần trồng đậu theo hàng mà dựng sẵn giàn. Giàn leo có thể làm bằng dây thép gai hoặc bằng gỗ. Cao khoảng 2 mét là thích hợp cho việc phát triển và thu hái quả sau này.
– Cây đậu đũa sẽ sống nhờ chất dinh dưỡng của đất, nước và quang hợp ánh sáng mặt trời. Đậu đũa là loại cây ưa ẩm, ưa ánh sáng. Cần giữ cho đất luôn luôn ẩm thì cây mới phát triển tốt. Đậu đũa cần nhiều nước ở 2 giai đoạn chính, từ lúc gieo đến khi cây có 6 lá thật và thời kỳ ra hoa đậu quả, cần cung cấp đủ nước thường xuyên và duy trì độ ẩm ở mức 70 – 80% nhưng không được để bị úng ngập, dễ làm thối rễ.
Sau khoảng 40 ngày gieo hạt, cây bắt đầu cho hoa lở rộ, khoảng 2-3 ngày sau là có dấu hiệu tạo quả. Khi quả đạt chiều dài 30-50 cm thì cần tỉa bớt lá già để cho dàn thông thoáng đón được nhiều ánh sáng mặt trời giúp quả mau lớn.
- Phòng bệnh
Các loại sâu thường gặp trên cây đậu đũa có dòi đục thân gây hại trong giai đoạn cây con, dòi đục lá gây hại thời kỳ cây đang sinh trưởng, phát triển; giai đoạn cây ra hoa, ra quả có dòi đục quả, nhện đỏ và bọ trĩ thường phát sinh gây hại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phun thuốc kịp thời ngay khi chúng mới phát sinh mới có hiệu quả cao. Đậu đũa là loại rau ăn quả do đó nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh như BT hoặc các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc và đảm bảo thời gian cách ly nhằm hạn chế khả năng ngộ độc cho người sử dụng.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “HẠT GIỐNG ĐỖ ĐŨA 20G”